Phần lễ: Ngay ngày đầu tiên của Lễ hội là ngày13/4 (4/3 AL) là Lễ đón nhận bằng công nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương ở tỉnh Phú thọ là di sản văn hoá phi vật thể tại Đại quảng trường lễ hội Đền Hùng có đại diện 24 nước tham dự . Các ngày tiếp theo là Thành phố Việt Trì tổ chức các lễ dâng hương lên đền Hùng, đền quốc tổ Lạc Long Quân và lễ dâng hương đền tổ Mẫu Âu Cơ. Ngày cuối cùng là 10/3 AL là lễ rước kiệu dâng hương tưởng niệm các vua Hùng do tỉnh Phú Thọ tổ chức.
Đồng hành với các ngày lễ là các phần hội được diễn ra phong phú ở nhiều nơi trong khu vực Đền Hùng và trung tâm thành phố Việt Trì như : Triển lãm ảnh chủ đề Hùng Vương, triển lãm hoa phong lan, đánh trống đồng , đâm đuống, múa sư tử, lễ dâng lễ vật của các tỉnh, biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. liên hoan hát Xoan, thi gói nấu bánh dày bánh chưng. Tại trung tâm TP thì tổ chức thi đấu Giải quần vợt Hùng Vương, Giải bóng chuyền quốc gia, lễ hội văn hoá đường phố, bơi chải trên sông Lô ,hội chợ Hùng Vương và bắn pháo hoa một số nơi. Các bạn có thể download bảng Thông báo chương trình lễ hội và phóng to xem sẽ biết cụ thể lịch trình lễ hội.
Hôm qua tôi đã đến khu lễ hội tại đại Quảng trường lễ hội thấy bức phù điêu lớn về sinh hoạt thời vua Hùng dài tới 50 mét , cao 7-8 mét trông rất hoành tráng đã hoàn tất, một sân khấu dài rộng đang hoàn thiện các công đoạn cuối cùng , cờ đuôi nheo và quốc kỳ phấp phới khắp các nơi.những biểu ngữ lớn đỏ rực như “Dù ai đi ngược về xuôi nhớ ngày giỗ Tổ mùng 10 tháng 3”; “Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”; ” Tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương ở Phú thọ-Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại”. đã được trương lên đập vào mắt mọi người ngay từ xa.
Cảnh núi đồi rừng cây lúc nào cũng um tùm xanh tươi đẹp đẽ .Các ngôi Đền vẫn uy nghi ẩn giấu những sự thần bí .Những ngày này nhiều khách đã đi chảy hội ,nhưng còn thưa thớt ,song đến ngày chính lễ thì các dòng người kéo nhau lên Đền có lẽ cũng như mọi năm , ngực sẽ phải áp vào lưng nhau mà đi và nếu bạn quay người lại thì được áp chặt ngực đấy. Mời các bạn xem vài cảnh trước hội năm nay.
Lên đến Đền Thượng , sau khi thắp nén hương kính cẩn vái trước vong linh để tưởng nhớ công lao các Vua Hùng, tôi liền đi tìm cái mà người ta gọi là “bùa” cho là Tàu nó yểm đặt ở đâu. Tìm mãi cuối cùng cũng thấy . Một pho tượng đá hoa xanh nhạt nhẵn bóng cao khoảng 70 cm ,rộng khoảng 40 cm được vẽ hình như bản đồ và mấy dòng chữ như chữ Hán trải dọc tảng đá. Nó được đặt trên một bệ đá đen to hình bát giác cao cũng khoảng 70 cm và đặt tại góc trái bên trong đền Thượng . Vị trí đó hơi thiếu ánh sáng,vả lại không có biển chỉ dẫn gì ,nên ít ai để ý tới. Có thấy họ cũng chẳng biết là cái gì. Tôi liền chụp mấy tấm ảnh các phía của pho tượng rồi vái Tổ ra về.Mời các bạn xem ảnh.
Về nhà, tôi liền đến sở văn hoá tỉnh để hỏi xem sao, nhưng các Đ/C lãnh đạo và trưởng phòng di tích bận họp. Song tôi cũng tìm được địa chỉ điện thoại của cô Toàn là cán bộ của Ban quản lý Đền Hùng. Tôi liền điện hỏi và được cô Toàn trả lời như sau: “Tảng đá đó là do Ban quản lý Đền Hùng làm và đặt vào đó năm 2009. sơ đồ vẽ trên đó là hình bát quái, đặt ở đó để trấn trạch cho đất nước bình yên.” Tôi lại hỏi ,thế tại sao không khắc chữ Việt, mà lại là chữ Trung quốc, cô trả lời đó là chữ Phạn (tức chữ Phật) và nói tảng đá đó không phải là bùa yểm gì đâu. Qua đó tôi thấy tảng đá đó đã trở thành một linh vật để trấn trạch làm yên bờ cõi thì chỉ có tốt thôi, bà vợ tôi đi theo đạo Phật liền bảo thế thì gọi nó là bùa trấn trạch. Mấy lời trên đây chắc đã giải đáp được nỗi băn khoăn lo lắng của các bạn.
Các bạn Quế Lâm có dịp đi lễ hội Đền Hùng ,tôi xin mời đến nhà tôi chơi gần đại lộ Hùng Vưong TP Việt Trì. Xin điện trước, tôi vui mừng được đón tiếp các bạn.
9/04/2013
Bài và ảnh:Đinh quang Giang (Đặng)
-----------------------------------------------------
Chương trình Lễ hội đền Hùng 2013